Giỏ hàng của bạn trống!

Chọn máy siêu âm phù hợp

15/06/2019

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy siêu âm với các mức giá khác nhau, chất lượng hình ảnh khác nhau. Làm sao chọn được máy siêu âm phù hợp?

Chọn máy siêu âm phù hợp

     Máy siêu âm là một thiết bị sử dụng sóng siêu âm để đo hoặc thu nhận hình ảnh của các mô mềm hoặc lưu lượng máu. Đây là những sóng cơ học có tần số vượt quá tần số của phổ tần số nghe được.

     Máy siêu âm được trang bị một hoặc nhiều đầu dò, bản thân đầu dò bao gồm một tập hợp các phần tử áp điện tạo ra chùm sóng siêu âm. Những sóng này tiếp xúc và được hấp thụ bởi các mô và chất lỏng khác nhau rồi phản xạ lại. Sóng phản xạ nhiều hay ít tùy thuộc vào các cơ quan. Đầu dò siêu âm sẽ thu lại, xử lý với mục đích chính là để hình thành một hình ảnh có thể được sử dụng để chẩn đoán hoặc đo đạc cấu trúc.

    Xem các loại máy siêu âm

Làm thế nào để chọn máy siêu âm phù hợp ?

     Khi chọn máy siêu âm, điều quan trọng nhất là phải xem xét các chức năng dự định sử dụng và tất nhiên là ngân sách đầu tư. Số chức năng sẽ quyết định một phần giá thành của máy.

  • Trước tiên, cần xem xét các chế độ siêu âm chính của máy. Hầu hết các máy siêu âm hiện nay đều có các chế độ siêu âm cơ bản như : Mode A, Mode B, Mode TM cùng với Doppler và 3D kèm theo đó là các chế độ, chức năng có thể phải cần phí kích hoạt như 4D/5D, hướng dẫn đầu kim, siêu âm đàn hồi mô,...
  • Tiếp theo đó là kích thước và trọng lượng của máy, cho dù là máy siêu âm bàn đẩy, xách tay hay không dây hiện nay đều rất linh hoạt để có thể di chuyển từ khoa phòng này hay khoa phòng khác, thậm chí từ bệnh viện này sang bệnh viện khác. Các máy siêu âm bàn đẩy có bánh xe, máy siêu âm xách tay dạng vali gấp gọn rất linh hoạt, đặc biệt là các thiết bị siêu âm không dây có thể kết nối trực tiếp với điện thoại thông minh, có loại chỉ nặng 220 gram dễ dàng bỏ trong túi hoặc túi xách. Do đó, tất cả các dòng máy đều rất hữu ích kể cả trong cấp cứu hay thăm khám bệnh nhân tại giường.
  • Điều quan trọng là phải tính đến kích thước màn hình và chất lượng hình ảnh. Độ phân giải, độ tương phản, thang độ xám, màu sắc ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chẩn đoán của bác sỹ và cả cảm quan của bệnh nhân. Độ sáng cũng cần được xem xét, đặc biệt nếu bạn sử dụng máy ngoài trời như trong các cuộc thăm khám cộng đồng hay dùng trong thú y, hoặc trong các trường hợp mất điện. Độ sáng phải điều chỉnh được mà không ảnh hưởng đến khả năng đọc của kết quả siêu âm.
  • Điều quan trọng nữa là loại và số lượng đầu dò (hình dạng, dải tần số, số chấn tử). Bạn cần thực sự cân nhắc về số lượng đầu dò, lượng bệnh nhân tập trung theo những chuyên khoa nào : tổng quát, thai sản, phụ khoa, tim mạch... Khi số lượng bệnh nhân quá ít và giá đầu dò không hề rẻ thì đó là sự lãng phí rất lớn.
  • Thời lượng pin là một yếu tố khác cần xem xét, đặc biệt khi chọn máy siêu âm xách tay hay không dây. Tốt nhất nên ưu tiên máy có thời lượng pin cao.

 

Sử dụng máy siêu âm cho những cơ quan bộ phận nào?

     Máy siêu âm có thể được sử dụng để khảo sát các cơ quan khác nhau ở lồng ngực, bụng hoặc vùng chậu, cũng như thai nhi, cơ, gân và mạch máu. Nhưng mặt khác, hệ thống siêu âm không cho phép chúng ta nghiên cứu đầy đủ các cơ quan nhất định chứa nhiều không khí, chẳng hạn như phổi hoặc ruột, hoặc một số cơ quan được gói gọn trong các cấu trúc rất dày đặc, chẳng hạn như não. Điều này là do bản chất của sóng âm.

     Hiện nay có công nghệ siêu âm nội soi sử dụng các đầu dò nhỏ gắn vào máy nội soi để khảo sát ống tiêu hóa, nơi mà các đầu dò thông thường không thể thăm khám được.

     Ngoài ra máy siêu âm cũng có thể được sử dụng làm hướng dẫn cho các loại sinh thiết khác nhau cũng như hướng dẫn gây mê trong phẫu thuật.

 

Tại sao phải sử dụng gel siêu âm?

     Để có được hình ảnh chi tiết từ máy siêu âm, sóng siêu âm được sử dụng phải ở tần số rất cao từ 1 đến 20 MHz. Tuy nhiên, ở tần số như vậy, sóng âm bị phân tán rất nhiều trong không khí. Do đó, phải sử dụng chất có khả năng đuổi không khí giữa đầu dò và da bệnh nhân. Đây là lý do tại sao, như chúng ta đã thấy ở câu hỏi trên, một hệ thống siêu âm không thể giúp ích trong việc nghiên cứu các cơ quan có chứa nhiều không khí.

     Sử dụng gel siêu âm cho sóng siêu âm được truyền đi mà không bị phân tán. Cũng có thể sử dụng nước tinh khiết theo cách tương tự, nhưng gel thực tế hơn vì nó có độ nhớt, không chảy ra xung quanh, đóng vai trò là chất bôi trơn và bịt kín khoảng cách giữa đầu dò và da. Ngoài ra, gel không để lại màu và không để lại bất kỳ vết bẩn hoặc làm ướt quần áo của bệnh nhân Trong một số trường hợp nhất định, có thể sử dụng chất khử trùng như povidone-iodine để thay thế.

     Thành phần của gel siêu âm bao gồm nước tinh khiết, chất tạo gel và chất bảo quản (kháng khuẩn). . .

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận:

Hotline

Facebook

Zalo